Chỉ số cơ bản của Facebook ADS cho người mới bắt đầu

Bạn mới bắt đầu tìm hiểu về Facebook ADS và muốn có các kiến thức cơ bản về nền tảng quảng cáo này? Trong bài viết này, 3E sẽ giới thiệu với bạn những chỉ số cơ bản mà bạn cần nắm vững và hiểu rõ để sử dụng Facebook ADS hiệu quả.

Số lần hiển thị (Impressions)

Đây là số lần mà quảng cáo của bạn xuất hiện trên Facebook. Nó cho biết tổng số lượt người nhìn thấy quảng cáo của bạn. Nó sẽ cho bạn biết được mức độ tiếp cận quảng cáo của bạn có tốt hay không.

Ví dụ: Bạn mở shop áo quần và muốn quảng cáo chiếc áo mới trong bộ sưu tập thông qua Facebook ADS. Quảng cáo của bạn được hiển thị trên News Feed và trên cột bên trang Facebook của người dùng. Mỗi lần quảng cáo của bạn xuất hiện trước mắt người dùng sẽ được tính là một lần hiển thị. Nếu quảng cáo của bạn xuất hiện 100 lần trước 100 người dùng khác nhau, thì số lần hiển thị của quảng cáo sẽ là 100. Thông qua số lần hiển thị bạn có thể đo lường mức độ tiếp cận của quảng cáo.

Tỷ lệ tương tác (Engagement rate)

Chỉ số này đo lường mức độ tương tác của người dùng với quảng cáo của bạn. Nó tính toán bằng cách chia số lần tương tác cho số lần hiển thị. Tỉ lệ tương tác càng cao, cho thấy quảng cáo của bạn hấp dẫn, phù hợp và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

Ví dụ: Bạn muốn thông qua Facebook ADS để quảng cáo chiếc điện thoại mới của hãng. Và trong chiến dịch quảng cáo đó bạn muốn biết mức độ tương tác của người dùng. Bạn có thể nhìn vào chỉ số Engagement rate, nếu quảng cáo của bạn hiển thị 100 lần và nhận được 10 lượt tương tác, thì tỉ lệ tương tác sẽ là 10%. Ngoài ra bạn cần xem xét các chỉ số như like, comment để đánh giá chi tiết hơn.

Tỷ lệ tương tác trong facebook ads
Tỷ lệ tương tác trong Facebook ADS

Tỉ lệ nhấp vào liên kết (Click-through rate – CTR)

Đây là tỉ lệ giữa số lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn và số lần hiển thị. CTR cao cho thấy quảng cáo của bạn hấp dẫn người dùng và khuyến khích họ tương tác.

Ví dụ: Bạn muốn biết tỉ lệ khách hàng nhấp vào liên kết để tìm hiểu thông tin về chiếc điện thoại. Chẳng hạn quảng cáo của bạn hiển thị 100 lần và nhận được 10 lượt nhấp vào liên kết, thì tỉ lệ CTR sẽ là 10% .

Chi phí mỗi lần nhấp chuột (Cost per click – CPC)

CPC đo lường số tiền bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn. Chỉ số này quan trọng để bạn có cái nhìn về mức độ hiệu quả chi phí của chiến dịch quảng cáo. CPC giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo và tăng khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu.

Ví dụ: Một trang web có tỷ lệ CPC là 10 cent và nếu đạt được 1.000 lần click chuột thì tổng chi phí sẽ là 100 USD (0,10 USD x 1000). Đó là số tiền mà nhà sử dụng quảng cáo phải trả cho một lần click chuột.

Tỉ lệ chuyển đổi (Conversion rate)

Tỉ lệ chuyển đổi sẽ giúp bạn đo lường mức độ người dùng thực hiện hành động mục tiêu sau khi xem quảng cáo của bạn. 

Ví dụ: Khách hàng có thể chọn mua sản phẩm hay dịch vụ sau khi xem quảng cáo của bạn, mà trước đó họ chỉ chọn thêm vào giỏ hàng. Chẳng hạn nếu bạn có 100 lượt chuyển đổi từ 1.000 lần tương tác thị tỉ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 10%, bởi vì 100/1.000 = 10%.

Tỉ lệ chuyển đổi càng cao là mục tiêu mà bạn muốn đạt được.

Chi phí mỗi lần chuyển đổi (Cost per conversion – CPA)

Đây là số tiền mà bạn phải trả cho mỗi lần mà người dùng thực hiện hành động mục tiêu. Đây là một chỉ số quan trọng để bạn đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

CPA càng thấp cho thấy bạn đang tiết kiệm chi phí và hiệu quả trong việc chuyển đổi khách hàng.

Ví dụ:  Một chiến dịch quảng cáo có lượt xem là 10.000 lần, nhận được 500 lần nhấp và có tổng cộng 150 chuyển đổi. Tổng chi phí phải trả cho quảng cáo là 300 đô la, thì CPA có thể được tính như sau:

CPA = Chi phí trả cho quảng cáo / (Số lần hiển thị quảng cáo x CTR x CR)

CTR = (500/10000) x 100 = 5% = 0.05

100 chuyển đổi

Vậy: CR = (150/500) x 100 = 30% = 0.30

Tổng chi phí cho nhà quảng cáo = $ 300

Như vậy:

CPA = 300 / (10000 x 0,05 x 0,30) = $ 2

Nghĩa là, doanh nghiệp sẽ phải chi trả 2$ cho mỗi một lượt khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi.

Chi phí mỗi lần chuyển đổi trong Facebook ADS
Chi phí mỗi lần chuyển đổi trong Facebook ADS

Tỉ lệ phủ sóng (Reach)

Được đo lường bằng tỉ lệ giữa số lượng người dùng duy nhất mà quảng cáo của bạn đã tiếp cận và số lần hiển thị. Tỉ lệ phủ sóng càng cao cho thấy bạn tiếp cận được nhiều người dùng khác nhau.

Ví dụ: Bạn muốn đo tỉ lệ Reach của quảng cáo trên Facebook ADS và bạn đã tiếp cận được 5.000 người trong tổng số 20.000 người nằm trong mục tiêu tập hợp của bạn sẽ là:  

Công thức tính tỷ lệ phủ sóng (Reach):

Reach (%) = (Số người tiếp cận/ Tổng số người trong mục tiêu tập hợp) *100

Reach (%) = (5.000/20.000) *100 = 25%

Điều này có nghĩa là quảng cáo của bạn đã tiếp cận được 25% số người trong tập hợp mục tiêu của bạn.

Điểm đánh giá chất lượng (Quality Score)

Điểm đánh giá chất lượng được Facebook gán cho quảng cáo của bạn dựa trên sự phù hợp của nội dung quảng cáo, độ tương tác của người dùng và nhiều yếu tố khác. Quality Score càng cao giúp tăng khả năng quảng cáo hiển thị và giảm chi phí.

Ví dụ: Giả sử bạn quảng cáo cho một cửa hàng bán giày thể thao và bạn đặt quảng cáo trên Facebook Ads với từ khóa “giày thể thao mới nhất”. Nếu quảng cáo của bạn có một tỷ lệ nhấp chuột cao, có nội dung chất lượng và trang đích có trải nghiệm người dùng tốt, thì điểm đánh giá chất lượng của bạn sẽ cao. Từ đây Facebook ADS sẽ quyết định xếp hạng quảng cáo của bạn và xác định mức giá mà bạn phải trả cho mỗi lần nhấp chuột.

Tỉ lệ bỏ qua (Bounce rate)

Chỉ số này giúp bạn có thể đo lường được tỉ lệ người dùng rời khỏi trang đích ngay say khi nhấp vào quảng cáo. Bounce rate càng thấp cho thấy quảng cáo về trang đích của bạn có chất lượng tốt, thu hút người dùng ở lại, và ngược lại.

Ví dụ: Giả sử bạn có một trang Fanpage bán hàng trực tuyến. Nếu một người truy cập vào trang chủ của bạn và sau đó rời khỏi trang mà không xem bất kỳ sản phẩm nào. Sau đó thực hiện tìm kiếm hay điều hướng qua các trang sản phẩm khác, thì sẽ được tính là một lượt rời khỏi trang duy nhất. Trong một ngày có 100 lượt truy cập vào trang chủ của bạn và 40 trong số đó rời khỏi mà không làm gì thêm, thì tỷ lệ bỏ qua sẽ là 40%.

Lợi nhuận trên quảng cáo (Return on Ad Spend – ROAS)

Đây là tỉ lệ giữa doanh thu đạt được và số tiền đã chi cho quảng cáo. ROAS càng cao cho thấy quảng cáo của bạn đem lại hiệu quả kinh doanh.

Ví dụ: Giả sử bạn chi 1.000 đô la cho một chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội và từ chiến dịch đó, bạn đã thu được lợi nhuận 5.000 đô la. Để tính ROAS, bạn chia lợi nhuận (5.000 đô la) cho số tiền đã chi trả cho quảng cáo (1.000 đô la), sau đó nhân 100 để hiển thị dưới dạng phần trăm. Trong trường hợp này, ROAS của bạn sẽ là 500% (5.000/1.000 * 100).

Trên đây là các chỉ số cơ bản về Facebook ADS mà những ADS thủ mới vào nghề cần nắm rõ, vì chỉ khi hiểu rõ các chỉ số này bạn mới có thể điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo của mình, từ đó đem đến hiệu quả tốt nhất. Chúng giúp bạn nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của chiến lược quảng cáo, từ đó giúp bạn đưa ra các chiến lược điều chỉnh và cải thiện.

3E hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ rõ hơn về các chỉ số cơ bản của Facebook ADS và vai trò quan trọng của chúng trong việc tối ưu hóa quảng cáo. Nếu gặp các vấn đề trong quảng cáo, bạn cũng có thể liên hệ 3E Agency, đơn vị chuyên chạy quảng cáo về Facebook ADS để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Leave A Reply

Your email address will not be published.Required fields are marked *